Bài đăng

Làm sao để phát triển trí tuệ cảm xúc EQ cho bé?

Thông qua việc làm này, trẻ sẽ học được rằng bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống cũng có một hướng ra nào đó. 1. Dạy trẻ cách gọi tên cảm xúc ngay khi còn nhỏ Chính những lúc trẻ cáu kỉnh là cơ hội để bạn dạy trẻ định hình cảm xúc của chính mình. Yêu cầu trẻ nói cho bạn biết trẻ đang cảm thấy như thế nào và trẻ muốn gì, trẻ đang buồn hay đang tức giận. Cả khi trẻ tỏ ra vui vẻ cũng nên làm như thế. Bằng cách này, trẻ sẽ xác định được những cung bậc cảm xúc mà mình đang trải qua. Khi gặp những khó khăn trong cuộc sống, trẻ có thể diễn đạt ra bằng lời và tìm cách vượt qua chúng. 2. Luôn thể hiện sự đồng cảm với trẻ Đồng cảm không có nghĩa là tán thành, đồng tình. Khi bạn dạy cho trẻ diễn đạt những gì trẻ đang cảm nhận, trẻ sẽ thích làm điều đó mọi lúc, mọi nơi, theo đúng cách nghĩ non nớt của một đứa bé. Đối diện với tình huống này bằng việc thể hiện sự thấu hiểu đối với trẻ và nếu bạn không đồng ý với những điều trẻ muốn, cần giải thích cho trẻ hiểu tại sao. 3. Dạy trẻ cách giải q...

Những sai lầm khi dạy con ngoan mà ngay cả cha mẹ khéo léo cũng mắc phải (phần 2)

Lấy lại ví dụ đưa trẻ đi siêu thị ở đầu bài viết này. Phải chăng bạn đặt hy vọng quá nhiều khi muốn bé ngồi yên trên xe đẩy và không đòi mua gì cả? 4. Dùng biện pháp mua chuộc Hầu như ba mẹ nào cũng từng áp dụng kế sách này. Trẻ con làm những gì chúng ta yêu cầu chỉ vì các bé được nhận lại điều xứng đáng. Hoàn toàn không có bài học nào được rút ra trong quy trình này. Trẻ chờ mong được tưởng thưởng mỗi khi làm điều tốt. Giải pháp thay thế: Thay vì mua chuộc con để bé cư xử đúng mực, biện pháp tăng cường hành vi tốt sẽ hiệu quả hơn. Vì vậy, thay vì nói “Nếu con đi siêu thị ngoan hôm nay, mẹ sẽ mua cho con một cây kẹo thật ngon”, nên thử nhận xét “Mẹ rất hãnh diện vì hôm nay ở siêu thị con đã biết nghe lời. Con đúng là một em bé ngoan đấy”. Tương tự, nếu trẻ không hành xử đúng đắn, bạn có thể nói “Con hư như thế trong siêu thị hôm nay làm mẹ buồn quá”. Cách này có vẻ hơi khe khắt một chút, nhưng lại giúp phát triển tư duy cảm xúc của bé. Một khi bạn hoặc bé mất bình tĩnh, việc d...

Những mối nguy hiểm cho sự an toàn của bé ngay trong nhà mà các mẹ nên biết

Loại giường này sẽ gây nguy hiểm cho con khi bé thích quấn mùng thành dây để bám vào rồi leo lên khung treo mùng và một khi khung này không chịu nổi sức kéo của trẻ, bạn có thể hình dung được chuyện gì sẽ xảy ra rồi đấy! 1. Tủ Tủ được xem là những bậc thang hoàn hảo để “siêu quậy” của bạn có thể leo lên với lấy bất kì thứ gì chúng muốn như bánh kẹo, đồ chơi … Và khả năng bé trượt ngã là rất cao! Bạn cần ý thức được việc này và tìm cách ngăn bọn trẻ khỏi những chiếc tủ, nhất là những chiếc tủ cao. 2. Ghế Việc bé leo lên leo xuống một chiếc ghế, nhất là ghế cao, ở trong nhà, chắc hẳn đã đôi lần làm bạn thót tim và sẽ là thảm họa khi “siêu quậy” của bạn mang ghế ra ngoài ban công hoặc chồng nhiều ghế lên với nhau rồi leo trèo… Cần bảo đảm an toàn cho bé khỏi việc nghẹt thở hoặc ngộ độc do pin 3. Pin Bạn muốn lên  kế hoạch có con ,  chuẩn bị mang thai . Hãy đến với  website dạy trẻ  của chúng tôi để có các kiến thức về  thai giáo ,  sinh nở ,...

Những sai lầm khi dạy con ngoan mà ngay cả cha mẹ khéo léo cũng mắc phải (phần 1)

 Bạn cũng nên áp dụng kiểu nuôi dạy con tích cực bằng cách khen con nếu bé vâng lời. 1. Mất bình tĩnh Mất bình tĩnh có thể mang đến những hậu quả đáng tiếc mà bạn không thể nào thay đổi được. Trước tiên thì gào thét, sau đó tệ hơn là đánh đòn. Một khi đã sa vào quy trình đó, bạn rất khó dừng lại. Những hành động này của bạn đã vô tình nói với con rằng, chuyện một người nổi giận và nói hoặc làm những điều tổn thương người khác là bình thường. Do đó, trẻ cũng có thể bắt đầu la hét ngược lại rồi đánh ba mẹ để thể hiện sự thất vọng của mình. Giải pháp thay thế: Quy tắc thời gian tạm ngừng (time-out) không chỉ dành cho trẻ. Nếu bạn thấy đầu mình đang sắp bốc lửa, bạn nên ngay lập tức rời khỏi trẻ, dành thời gian lấy lại bình tĩnh cho đến khi bạn có thể dùng lý trí để nói chuyện với con. Trẻ nhỏ thường phản ứng tích cực hơn trước những yêu cầu điềm đạm nhưng chắc chắn, so với những lời ép buộc, đòi hỏi. 7 sai lầm khi nuôi dạy con mà ngay cả cha mẹ khéo léo cũng mắc phải (phần 1) p...

Những mẹo hay dạy trẻ học cách tiết kiệm tiền bạc mà cha mẹ nên biết

Khích lệ bé để bé có thể đặt ra mục tiêu lớn hơn. Ví dụ, bé có thể mua một chiếc xe đồ chơi sau một tuần tiết kiệm hoặc để dành tiền trong 2 tuần để có được một chiếc xe điều khiển từ xa. 1. Tiết kiệm để mua sắm Dạy cho trẻ tiết kiệm nếu bé muốn cái gì đó. Mua hai con heo đất và dán nhãn chúng bằng “chi tiêu” và “tiết kiệm”. Khi bạn đến cửa hàng đồ chơi, con của bạn sẽ để mắt đến một món đồ và đây chính là dịp tốt để dạy con học cách tiết kiệm tiền để mua món đồ đó. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé chọn món đồ quá mắc trừ khi bạn muốn bé mất cả tháng trời để có đủ tiền. Chúng ta đều biết rằng trẻ nhỏ không có nhiều kiên nhẫn và như thế, bé sẽ dễ nản chí và bỏ cuộc. 2. Vượt chi tiêu đồng nghĩa không có tiền Trẻ cần phải học rằng tiền sẽ hết nếu chúng ta tiêu xài quá độ. Dạy trẻ cách lựa chọn thông minh khi mua sắm để bé có nhiều tiền hơn. Nên để bé tham gia vào các quyết định chi tiêu khi cùng ba mẹ đi mua sắm các vật dụng cần thiết cho gia đình. Đừng quên giải thích cho trẻ tạ...

Những điểm chung của những bố mẹ có con thành đạt sau này

Vì thế, việc trao cho trẻ niềm tin, khích lệ trẻ để trẻ thành công là điều rất cần thiết. Họ dạy con làm việc nhà từ nhỏ Lythcott-Haims, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Stanford đã làm một cuộc khảo sát và rút ra kết luận, trẻ em được giáo dục làm việc nhà từ sớm sẽ trở thành những người hợp tác hiệu quả với các đồng nghiệp trong tương lai, có khả năng làm việc độc lập và có sự đồng cảm bởi chúng đã thấu hiểu được sự khó khăn vất vả của lao động từ nhỏ, biết trân trọng giá trị lao động. Người mẹ đi làm Theo nghiên cứu của trường Đại học Havard, trẻ có người mẹ đi làm bên ngoài sẽ nhận được khá nhiều lợi ích. Nghiên cứu này còn chỉ ra bé gái có mẹ đi làm sẽ có nhiều khả năng được làm các vị trí cấp cao hơn và kiếm được nhiều tiền hơn 23% so với những bé gái đồng trang lứa có mẹ ở nhà. Ngoài ra, các bé trai có mẹ đi làm sẽ có xu hướng thành thạo việc nhà và biết chăm sóc trẻ em hơn. Họ ít khi tỏ ra cáu bẳn, buồn phiền hay căng thẳng trước mặt con Theo tờ Washington Post,...

10 bí kíp quan trọng giúp cha mẹ nuôi dạy con hiệu quả

Ngay cả khi bạn cảm thấy mình không giỏi trong chuyện nuôi dạy con, bé vẫn sẽ luôn xem ba mẹ là người hùng và tìm đến bạn. 1. Không có chuyên gia trong lĩnh vực này Phụ huynh nên hiểu rằng họ chính là “chuyên gia” khi nhắc đến chuyện nuôi dạy con. Vì thế, cần tin tưởng vào bản thân để ra quyết định đúng và thực hiện theo. Nếu bạn đang tìm kiếm lời tư vấn về nuôi con, chỉ nên tìm đến những gì bạn thấy thoải mái khi tiếp cận. 2. Sai lầm vẫn có thể xảy ra Mọi bậc cha mẹ đều có quãng thời gian gay go với con trẻ, ngay cả những người dường như nuôi con rất dễ dàng. Bạn đừng xem nhẹ bản thân hay nghĩ rằng những phụ huynh khác giỏi hơn mình. Tất cả cha mẹ trên đời đều sẽ có lúc phạm sai lầm. Bạn chỉ cần rút kinh nghiệm và tiếp tục cố gắng. 3. Chấp nhận lời khuyên hợp lý Khi tìm kiếm những lời khuyên cho việc nuôi dạy con cái, quan trọng là bạn thấy dễ chịu khi áp dụng nó lên các nhóc tì trong nhà. 4. Nhìn mọi thứ theo cách của trẻ nhỏ Cha mẹ nào cũng cần hiểu rằng trẻ con có ...